Trường mầm non Tựu Liệt xã Tam Hiệp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bệnh về đường hô hấp

Go down

Bệnh về đường hô hấp Empty Bệnh về đường hô hấp

Bài gửi by Admin Thu Apr 13, 2017 4:23 pm

Nhiệt độ hạ thấp trong mùa đông là tác nhân khiến sức đề kháng của trẻ giảm đi. Nhân cơ hội đó, các loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp sẽ thừa cơ gây bệnh cho trẻ. Để có thêm nhiều thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe, cách phòng tránh bệnh cho bé trong mùa đông, cha mẹ và con đã có cuộc trò truyện với ThS.Nguyễn Hoàng Hải, chuyên khoa tai – mũi – họng - khoa khám bệnh, bệnh viện Việt Đức.
* Làm thế nào để phát hiện được sớm trẻ bị viêm đường hô hấp?
- Biểu hiện bắt đầu của viêm đường hô hấp trên thường là sốt nóng > 37.5oC, sau đó có thể có biểu hiện ho nhẹ, chảy mũi trong. Giai đoạn sau, sốt tiếp tục tăng dần > 38.5oC và có thể đến 40oC hoặc hơn, chảy mũi đặc, ngạt mũi có thể có ho. Từ viêm đường hô hấp trên có thể lan xuống dưới gây viêm đường hô hấp dưới, trẻ sốt vẫn tiếp tục cao, ho có thể nhiều lên. Ho nặng tiếng biểu hiện là trẻ có thêm dấu hiệu khó thở, khò khè, nghe phổi có thể thấy rale.
* Vì sao trẻ bị viêm mũi – họng lại dễ mắc thêm viêm tai giữa? Làm thế nào để sớm phát hiện nguy cơ viêm tai giữa cấp khi trẻ đang bị viêm mũi – họng.
Vì tai – mũi – họng thông với nhau và cùng được lót bởi lớp biểu mô lát đơn có lông chuyển của đường hô hấp, và lớp biểu mô này luôn chế tiết dịch nhầy. Dòng niêm dịch này sẽ được vận chuyển theo một tuyến đường định sẵn trong xoang – mũi, từ trong tai giữa đi về phía cửa mũi sau rồi hạ xuống họng. Bất kể sự viêm nhiễm hay gây cản trở - tắc nghẽn con đường vận chuyển niêm dịch từ xoang – mũi, tai, xuống hạ họng đều gây viêm nhiễm cho cơ quan ở phía trên đó. Mặt khác dịch mủ trong viêm xoang, viêm mũi có thể chảy xuống dưới vào đường hô hấp dưới gây viêm phế quản – phổi, chảy vào vòi nhĩ gây viêm tai. Có một kinh nghiệm để phát hiện sớm ngạt mũi ở trẻ. Dùng một mặt kính hoặc bề mặt kim loại đặt trước hai lỗ mũi của trẻ. Đánh giá quầng hơi nước thở ra hai lỗ mũi, nếu không đều nhau hoặc không có thì mũi trẻ đã bị ngạt.
Còn cách phát hiện trẻ viêm tai giữa cấp, ở trẻ nhỏ chưa nói được, ban đầu có thể biểu hiện bằng cách dùng ngón tay ngoáy lỗ tai và khóc. Cha mẹ có thể dùng một loại đèn soi vào tai và so sánh với tai bên kia, nếu thấy màng nhĩ bên này đỏ hơn thì phải rất cẩn thận vì đó có thể là biểu hiện ban đầu của viêm tai giữa cấp. Khi có chảy mủ tai là đã muộn, viêm tai giữa cấp đã chuyển sang giai đoạn vỡ mủ.
* Khi trẻ bắt đầu bị viêm mũi – họng, có nhất thiết phải cho trẻ uống kháng sinh ngay không?
Có đến 70% các trường hợp trẻ viêm đường hô hấp trong mùa đông là do cúm hay tác nhân là do các loại vi rút. Bệnh sẽ tự khỏi sau 4 - 5 ngày, khi có chế độ chăm sóc dinh dưỡng và giữ vệ sinh tốt, không cần phải sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân nhằm phòng hoặc điều trị các bội nhiễm sau đó (viêm tai giữa, viêm phế quản…). Đơn thuốc dự phòng và điều trị này áp dụng đối với trẻ có sức đề kháng giảm, trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, có bệnh mãn tính… cha mẹ không nên tự mua thuốc kháng sinh cho con vì các tác nhân gây bệnh cho trẻ không giống nhau. Hiện tượng lạm dụng thuốc này không chỉ gây kháng kháng sinh ở trẻ mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, gây rối loạn tiêu hóa, làm trẻ chậm phát triển. Nhiều trường hợp không đúng thuốc, không đúng bệnh, bệnh sẽ không khỏi mà nặng lên, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
* Có phải tắm nhiều, tắm hàng ngày cho trẻ sẽ dễ làm cho trẻ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh viêm đường hô hấp?
Nếu cha mẹ có thể đảm bảo được phòng kín, nhiệt độ trong phòng ấm, trẻ khỏe mạnh thì vì sao lại không tắm? Việc tắm rửa vệ sinh không những rửa trôi những tác nhân vi khuẩn, vi rút bám trên cơ thể dễ gây bệnh. Sau khi tắm lau sạch và mặc quần áo ấm cho trẻ thì có thể tắm hàng ngày.
* Xin BS cho biết cách nào giúp trẻ hạn chế được việc mắc các bệnh viêm đường hô hấp không?
Để phòng tránh và hạn chế các bệnh viêm mũi – họng và viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần cho con mình đi tiêm chủng đầy đủ, đây chính là hình thức chủ động tạo lập kháng thể chủ động cho trẻ. Giữ ấm tốt cho trẻ về mùa đông, vệ sinh mũi họng bằng cách nhỏ mũi và súc họng với nước muối 0.9% ngày nhiều lần. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
* Sau đây là một số bài về chăm sóc sức khỏe cho bé
Cũng như sắt, kẽm, canxi…magie là chất khoáng quan trọng cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Nếu thiếu magie, trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hòa đưa đến việc thiếu canxi và photpho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi đau nhức, run rẩy, co giật chân tay. Nếu nồng độ magie trong máu giảm nặng, trẻ sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 15
Join date : 15/03/2014
Age : 33

https://mamnontuuliet.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết