Trường mầm non Tựu Liệt xã Tam Hiệp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Phòng bệnh tay chân miệng

Go down

Phòng bệnh tay chân miệng Empty Phòng bệnh tay chân miệng

Bài gửi by Admin Thu Apr 13, 2017 4:12 pm

Hiện nay, nói đến tay chân miệng là người dân nghĩ đến tác nhân nguy hiểm gây bệnh tay chân miệng. tay chân miệng là vi rút đường ruột thứ 71. Vi rút đường ruột được đặt tên theo bệnh như vi rút gây sốt bại liệt hay theo thứ tự 1,2,3… là nhóm vi rút tồn tại và phát triển trong phân, lây lan, phát tán qua thức ăn, đồ uống và tấn công vào cơ thể người bằng đường miệng.
Vi rút tay chân miệng gây bệnh cho người ở nhiều mức độ khác nhau, từ không có triệu chứng đến làm nổi bóng nước ngoài ra ( tay chân miệng) và có thể tấn công vào não bộ gây tử vong ( tay chân miệng có biến chứng thần kinh)

*Biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đạc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, rất dễ lây lan; thường lây nhanh qua đường tiêu hóa nếu trẻ sống cùng nhà, chơi chung và sinh hoạt cùng nhà trẻ. Bệnh xảy ra trong hai theo 2 mùa trong năm. Từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 dến tháng 12.
Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận biết nếu được chú ý. Đó là các bóng nước có kích thước từ 2 đến 10mm, màu xám, hình bầu dục, xuất hiện ở vùng mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thường không đau khi ấn. Bóng nước còn xuất hiện trong miệng, khi vỡ ra sẽ gây những vết loét trong miệng, khiến trẻ đau và bỏ ăn. Trẻ có thể sốt nhẹ, quấy khóc. Bóng nước sẽ tự xẹp đi, rồi tự khỏi sau 5 – 7 ngày. một số trẻ có kèm nôn ói, tiêu chảy ngay sau khi nổi bóng nước hay khi bóng nước đã xẹp. Đa số các trường hợp bệnh sẽ tự khỏi nhưng nếu do tác nhân tay chan miệng, một số trẻ có biến chứng rất nguy hiểm là viêm thân não gây suy tim,suy hô hấp.

*Nguy cơ có biến chứng nguy hiểm nếu mắc bệnh do tay chân miệng
Trước đây, bệnh tay chân miệng chủ yếu là do tác nhân Coxsakie nên rất lành tính.Trong những năm gần đây, tác nhân tay chân miệng xuất hiện nhiều và rất nguy hiểm do khả năng gây bệnh cao hơn so với các tác nhân khác , có khả năng biến chứng não, tim mạch, hô hấp, dẫn đến tử vong với tỷ lệ cao và rất nhanh. Điều nguy hiểm hơn là các biến chứng này rất khó phát hiện sớm nếu thấy thuốc không có kinh nghiệm và người nhà không chú ý.
Trẻ có biến chứng não thường không hôn mê sâu mà có những triệu chứng khó nhận thấy như: khó ngủ, quáy khóc liên tục, giật mình chới với lúc thức hay lúc thiu thiu ngủ, trẻ có thể biểu hiện hoảng hốt, run chi, ngồi không vững , đi loạng choạng, chân tay yếu. triệu chứng khác có thể thấy khi có biến chứng như sốt rất cao, nôn ói nhiều, da nổi bông, mạch rất nhanh. Khi trẻ có biến chứng nặng do vi rút có động lực cao, nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong trong vài giờ sau khi nhập viện.



* Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh để chế biến chứng nguy hiểm
Để phát hiện sớm biến chứng này, điều quan trọng là khi thấy trẻ có triệu chứng mắc bệnh chân tay miệng, cha mẹ hãy theo dõi ít nhất 8 ngày để phát hiện ngay các dấu hiệu nghi ngờ biến chứng và đưa trẻ đến bệnh viện. Mặt khác, nếu thấy trẻ có những triệu chứng bất thường kể trên thì tìm xem trẻ có những bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông không, nếu có thì nhanh chóng đua trẻ đến bệnh viện.
Đối với trường hợp không có biến chứng thì có thể điều trị cho trẻ tại nhà bằng thuốc giảm đau, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và chia thành nhiều bữa. Hiện nay, tác nhân tay chân miệng chưa có thuốc phòng ngừa nên cách phòng bệnh là đảm bảo vệ sinh ăn uống , cách ly trẻ bệnh với trẻ khác . Bàn tay là nguồn lây và phát tán vi rút đi xa, do đó, rửa tay cho trẻ và người chăm sóc trẻ là biện pháp hiệu quả và đơn giản nhất để phòng bệnh.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 15
Join date : 15/03/2014
Age : 33

https://mamnontuuliet.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết